alt

MÀY ĐAY VÀ KÝ SINH TRÙNG

  Thứ Fri, 25/03/2022

Tác giả: TS.BS Bùi Văn Khánh

Ca lâm sàng

      Bệnh nhân nam, 38 tuổi, cán bộ văn phòng, có thói quen ăn gỏi cá sống cũng như rau sống. Khoảng 3 tháng nay bệnh nhân xuất hiện ban đỏ hình lưỡi liềm hoặc hình tròn khuyết rải rác toàn thân và rất ngứa. Bệnh nhân đã khám tại nhiều nơi được chẩn đoán mày đay mạn tính và được điều trị bằng kháng histamine, tuy nhiên triệu chứng không cải thiện. Bệnh nhân đến khám bác sỹ Bùi Văn Khánh tại Trung tâm Dị ứng – MDLS khám thấy ban đỏ đặc trưng cho tổn thương da do nhiễm ký sinh trùng: ban đỏ dạng hình bán nguyệt, không nổi gồ trên bề mặt da một đặc điểm để phân biệt với mày đay do nguyên nhân khác, ấn kính mất màu(hình ảnh 1),và rất ngứa.

Hình ảnh ban đỏ do ký sinh trùngKết quả xét nghiệm máu bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng

      Sau đó được chỉ định làm một số xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan 1,2G/l(bình thường 0-0,8G/l), IgE toàn phần 350U/l( bình thường <100U/l), các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường. Kết quả ban đầu giúp  Bs Khánh định hướng chỉ định làm xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng và kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhiễm  sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và giun đũa chó với hiệu giá kháng thể cao(hình ảnh 2). Dựa trên đặc điểm tiền sử thói quen sinh hoạt, đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán Mày đay mạn tính do ký sinh trùng. Bệnh nhân được chỉ định điều trị KST phối hợp với thuốc điều trị kiểm soát triệu chứng dị ứng. Sau 4 tuần điều trị bệnh nhân kiểm soát được hoàn toàn triệu chứng. Bệnh nhân được dừng thuốc và theo dõi khám lại sau 1 tháng , sau 3 tháng và 6 tháng để kiểm tra lại tình trạng tái nhiễm ký sinh trùng.

Bàn luận

      Mày đay mạn được xác định khi bệnh nhân được chẩn đoán mày đay kéo dài trên 6 tuần. May đay là biểu hiện hay gặp, khoảng 15-25% bệnh nhân xuất hiện mày đay ít nhất 1 lần trong cuộc đời, tuy nhiên chỉ có khoảng 1% trong số đó chuyển thành may đan mạn tính. Nguyên nhân mày đay mạn tính rất phức tạp và khó để xác định như mày đay mạn tính do thuốc, do các bệnh ác tính như ung thư, do bệnh nội tiết như basedow, do bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, do nhiễm khuẩn, virut như viêm gan B, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, ký sinh trùng, do yếu tố cơ địa....  Có nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân tuỳ thuộc vào định hướng lâm sàng mà bác sỹ chỉ định xét nghiệm phù hợp. Tuy nhiên một sự thật là chúng ta vẫn còn hiểu rất ít về mày đay mạn tính vi có tới trên 50% bệnh nhân mày đay mạn tính chưa xác định được nguyên nhân. Về điều trị bệnh nhân sẽ đáp ứng với điều trị rất tốt nếu tìm được nguyên nhân. Nếu không xác định được nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được đánh giá và điều trị theo hướng dẫn điều trị của hội mày đay phù mạch Mỹ và Châu Âu. Thời gian điều trị trung bình để kiểm soát từ 3 tháng đến 6 tháng tuỳ từng bệnh nhân.

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo Phòng khám Tâm Phúc 0901588699