alt

BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

  Thứ Fri, 25/03/2022

1.     Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

     Bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay SLE(Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh viêm mạn tính không rõ nguyên nhân, có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận, mô, cơ quan trong cơ thể như da, khớp, thận, phổi,tim, đường tiêu hoá, khớp, hệ thần kinh…Sự rối loạn của hệ miễn dịch, đặc biệt tăng sản xuất các tự kháng thể như ANA, DsDNA…

Bệnh gặp nhiều ở nữ, đặc biệt trong lứa tuổi 20-30 tuổi, ít gặp hơn ở nam.

2.     Biểu hiện lâm sàng của bệnh lupus

     Biểu hiện lâm sàng của bệnh SLE rất đa dạng và có những đợt kịch phát xen lẫn với những đợt lui bệnh. Mệt, sốt và giảm cân là những biểu hiện hay gặp khi mắc bệnh này.

MỆT MỎI: là biểu hiện được các bệnh nhân nhận thấy nhiều nhất trong các giai đoạn của bệnh, thường gặp từ 80-100% bệnh nhân SLE.

Tuy nhiên tình trạng mệt ở bệnh nhân SLE liên quan tới nhiều yếu tố, không riêng gì do mức độ nặng nhẹ của bệnh như: stress sau khi bị chẩn đoán là SLE, rối loạn giấc ngủ, áp lực công việc, do thuốc điều trị bệnh…

Nếu biểu hiện mệt do sự hoạt động của bệnh thì thường bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị như glucocorticoids, thuốc chống sốt rét…

ĐAU CƠ: cũng là biêt hiện thường gặp ở bệnh nhân SLE

THAY ĐỔI CÂN NẶNG: là biểu hiện có thể liên quan tới hoạt động của bệnh hoặc liên quan tới thuốc điều trị.

GIẢM CÂN: thường gặp ở những bệnh nhân trước khi được chẩn đoán SLE, thường do bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, do tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là thuốc lợi tiểu và thuốc chống sốt rét và còn do các rối loạn của bệnh tại đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tuỵ.

TĂNG CÂN: hai nguyên nhân hay gặp nhất khi bệnh nhân SLE tăng câu là tình trạng giữ muối và nước do tổn thương thận hoặc tăng cảm giác thèm ăn khi điều trị bằng glucocorticoids

SỐT: gặp tới 50% bệnh nhân SLE hoạt động, hoặc trong đợt cấp của bệnh, ngoài ra có thể do tình trạng nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình điều trị glucocorticoid liều trung bình hoặc cao thì sốt thường do nguyên nhân nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng hay gặp như viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu

3.     Tổn thương cơ quan đặc hiệu của bệnh

VIÊM KHỚP: là tổn thương có thể gặp tới trên 90% bệnh nhân SLE, và cũng là biểu hiện lâm sang sớm trước khi được chẩn đoán xác định SLE. Đặc điểm tổn thương viêm khớp ở bệnh nhân SLE là chỉ gặp ở ít khớp nhỏ và nhỡ, đặc biệt các khớp của tay.                                                                  

TỔN THƯƠNG DA VÀ NIÊM MẠC: phần lớn bệnh nhân có biểu hiện tổn thương da và niêm mạc, ban đỏ hình cánh bướm với hình ảnh điển hình là ban đỏ dạng đỏ tím vùng sống mũi, hai cánh má hai bên, riêng đường ranh giới giữa mũi và cánh má không có ban. Ngoài ra bệnh nhân còn có các ban dạng đĩa. Loét miệng, họng, niêm mạc trong mũi gây đau gặp 12-45% bệnh nhân.

RAYNAUD: lạnh hoặc súc động mạnh sẽ làm thay đổi màu sắc các ngón tay từ hồng sang tím đen, gặp 16-46% bệnh nhân.

TỔN THƯƠNG THẬN: tổn thương thận gặp khoảng 50% bệnh nhân, tuy nhiên đây là tổn thương nặng và lấy đi tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị sớm, kịp thời và đúng phương pháp.

VIÊM DẠ DÀY: viêm dạ dày- ruột ở bệnh nhân SLE thường do tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, glucocorticoid. Ngoài ra tổn thương viêm da dày ruột do viêm mạch.

TỔN THƯƠNG PHỔI: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm phổi kẽ, tăng áp lực động mạch phổi và xuất huyết phế nang là những biểu hiện hay gặp của tổn thương phổi ở bệnh nhân SLE. Với các triệu chứng như khó thở, tức ngực, đau ngực, ho đờm hoặc ho ra máu.

TỔN THƯƠNG TIM MẠCH: có nhiểu biểu hiên tim mạch trên bệnh nhận SLE, biểu hiện lâm sàng hay gặp như tràn dịch màng tim, viêm cơ tim cấp, suy tim, viêm nội tâm mạc. Nhồi máu cơ tim có hay gặp trên nhóm bệnh nhân SLE có hội chứng kháng phospholipid.

TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH: gặp khoảng 30-59% bệnh nhân với biểu hiện nhẹ như đau đầu, mất ngủ, viêm các dây thần kinh ngoại vi. Các biểu hiện nặng hơn như viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, nhồi máu não, rối loạn tâm thần.

TỔN THƯƠNG MẮT: tổn thương hay gặp của mắt do SLE là viêm kết mạc.

 

TỔN THƯƠNG HUYẾT HỌC: rối loạn huyết học hay gặp là giảm các dòng tế bào máu ngoại vi như giảm bạch cầu hạt, hồng cầu, tiểu cầu.

4.     Các yếu tố làm nặng bệnh lupus

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt là tia UVB, UVA

Nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút

Stress là một trong những yếu tố làm tăng mức độ hoạt động của bệnh SLE

Phẫu thuật cũng là yếu tố làm tăng mức độ hoạt động của bệnh SLE

Có thai là nguyên nhân gây đợt cấp của bệnh, đặc biệt trong tổn thương thận.

5.     Tiếp cận điều trị bệnh nhân SLE.

     Sle là bệnh mạn tính, rối loạn nhiều hệ thống cơ quan, có thể đe doạ tới tính mạng. Chiến lượng điều trị và tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương và loại cơ quan bị tổn thương.

Tránh ánh nắng mặt trời: tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các nguồn tia UV khác. Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài môi trường tiếp xúc với ánh nắng. Kem chống nắng có SPF từ 55 trở lên được khuyến cáo khuyên dung.

Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các thành phần carbohydrates, proteins, và mỡ trong bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh và cơ quan bị tổn thương, cũng như đáp ứng điều trị.

     Bệnh nhân đang sốt và mức độ hoạt động của bệnh nặng cần nhu cầu calo tăng cao hơn nhu cầu bình

     Bệnh nhân hội chứng thận hư do SLE có tăng mỡ, giảm lượng protein trong máu nên có chế độ ăn hạn chế chất béo, và tăng protein.

     Vitamin thường ít cần bổ sung ở bệnh nhân SLE nếu có chế độ ăn hợp lý, tuy nhiên việc bổ sung thêm các vitamin là cần thiết ở một số bệnh nhân SLE không ăn được.

     Bệnh nhân SLE có tăng huyết áp phối hợp hoặc không có bệnh thận kèm theo nên có chế độ ăn nhạt giảm muối.

     Glucocorticoid là thuốc được sử dụng nhiều ở bệnh nhân SLE, do đó nguy cơ tăng đường máu ở nhóm bệnh nhân này cao hơn nhóm người khoẻ mạnh, việc có chế độ ăn hạn chế đường giúp giảm nguy cơ đái tháo đường.

Chế độ luyện tập thể dục: hạn chế các hoạt động thể lực ở bệnh nhân SLE nặng, phải nằm trên giường bệnh dễ dẫn tới tình trạng teo cơ, loãng xương. Do đó bệnh nhân SLE nên có chiến lược lựa chọn cho mình phương pháp luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngừng hút thuốc và tiếp xúc với môi trường hút thuốc: những bệnh nhân SLE hút thuốc chủ động hoặc thụ động sẽ làm tăng mức độ hoạt động của bệnh, ngoài ra thuốc lá còn làm giảm tác dụng điều trị của một số loại thuốc như hydroxycloroquine.

Tiêm vắc xin: bệnh nhân SLE được khuyến cáo tiêm vác xin viêm phổi và vác xin phòng cúm hàng năm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ làm tang mức độ hoạt động của bệnh, ngoài ra bệnh nhân SLE chưa có viêm gan B cũng được khuyến cáo nên tiêm vác xin viêm gan B dự phòng.

Tránh một số thuốc: một số loại thuốc làm tăng mức độ hoạt động của bệnh SLE cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi điều trị cho bệnh nhân như kháng sinh nhóm sulfonamide, procainamide, hydralazine.  

Điều trị tổn thương cơ quan: tuỳ tổn thương cơ quan đích mà có chỉ định thuốc điều trị khác nhau

Thuốc kháng sốt rét:là một thuốc quen thuộc và hưu ích trong việc kiểm soát tình trạng hoạt động của bệnh SLE, đặc biệt những bệnh nhân có tổn thương da và khớp, ngoài ra nhóm thuốc này còn có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát tổn thương thận và thần kinh trung ương.

Glucocorticoid toàn thân:là một thuốc quan trong điều trị bệnh nhân SLE, với liều và thời gian dùng khác nhau có thể kiểm soát mức độ hoạt động của bệnh, hoặc phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị các tổn thương cơ quan nặng như viêm cầu thận, viêm phổi kẽ…

Các thuốc ức chế miễn dịch khác như:azathioprine, mycophenolate, cyclosphorine A, cyclosphosphamide. Các thuốc này dùng đơn độc hoặc phối hợp trong những trường tổn thương thận, phổi, gan…

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo Phòng khám Tâm Phúc 0901588699