VIÊM DA DỊ ỨNG TỰ MIỄN DO PROGESTERON

 

I. Ca lâm sàng:

      Bệnh nhân nữ 40 tuổi đến khám Bs Khánh tại Trung tâm Dị Ứng – MDLS với tổn thương da viêm da dị ứng vùng da cổ và bàn chân, ban dát đỏ kèm theo mụn nước và ngứa nhiều. Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm da dị ứng ở nhiều bệnh viện tại Hà Nội và điều trị bằng thuốc kháng histamine, corticoid tại chỗ-toàn thân kèm theo kem dưỡng ẩm, tuy nhiên bệnh không cải thiện. Bệnh nhân và gia đình không có tiền sử dị ứng. khai thác tiền sử bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nặng hơn khoảng 1 tuần trước chu kỳ kinh và sau chu kỳ kinh 2-3 ngày, hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng. Khám lâm sàng thấy ban dát đỏ vùng cổ , mặt kèm bong da, ban đỏ, mun nước, ngứa nhiều vùng bàn ngón chân trái. Xét nghiệm bệnh nhân tăng progesterone() trong giai đoạn hoàng thể, các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường. Test lẩy da với progesterone âm tính, test nội bì với progesterone nồng độ 1:1 và 1:10 dương tính sau 15 phút. Với tiền sử khai thác được, khám lâm sàng và xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán “viêm da dị ứng tự miễn do progesterone”. Bệnh nhân được điều trị bằng Danazol cải thiện triệu chứng sau 2 tuần.

II. Bàn luận:

      Ca lâm sàng viêm da dị ứng tự miễn do progesteron đầu tiên  được Géber mô tả lần đầu tiên vào năm 1921, cho tới nay đã có khoảng 50 trường hợp được báo cáo trên thế giới, cho tới thời điểm này chưa có ca lâm sàng nào được báo cáo tại Việt Nam. Cơ chế bệnh sinh của viêm da dị ứng tự miễn do progesterone chưa hoàn toàn được làm rõ. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh là tổn thương da nặng hơn 3-10 trước chu kỳ kinh, 2-3 ngày sau chu kỳ kinh, lặp đi lặp lại mỗi tháng, liên quan mật thiết với nồng độ progesterone. Tác giả Warin đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như sau; 1-đặc điểm lâm sàng điển hình có liên quan tới chu kỳ kinh;2-test da dương tính với progesterone;3- biểu hiện lâm sàng cải thiện sau dùng thuốc ức chế progesterone. Bệnh này thường được chẩn đoán nhầm và viêm da tiếp xúc và được điều trị theo hường này, tuy nhiên bệnh thường không cải thiện với steroids, kháng histamine. Tuy nhiên bệnh cải thiện tốt nếu dung thuốc ức chế progesterone như GnRH, danazol, tamoxifen. 

Hãy liên hệ ngay với bộ phận lễ tân để nhận thông tin tư vấn gói khám sức khỏe định kỳ:

Hotline: 0901588699 Email: pktamphuc401@gmail.com

Đăng ký khám ngay

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo Phòng khám Tâm Phúc 0901588699