PHẢN ỨNG DỊ ỨNG VỚI SILICONE

Bạn đã từng có suy nghĩ tới việc đặt túi ngực bằng silicone? Trước khi bạn làm điều đó, tôi muốn khuyến cáo bạn nên tìm hiểu xem mình có phản ứng dị ứng với silicone hay không, điều này dường như còn khá mới mẻ với các bạn, vì chưa có nhiều khuyến cáo về điều này. Tôi viết bài này với mong muốn nâng cao nhận thức đối với các bạn có ý định sử dụng các thủ thuật thẩm mỹ có sử dụng silicon, và cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp những người thường xuyên sử dụng silicone làm đẹp cho bệnh nhân nên tư vấn các xét nghiệm đánh giá tình trạng dị ứng với silicone trước khi tiến hành thủ thuật. Điều này giúp ích cho chính các quý đồng nghiệm, cũng như bệnh nhân tránh khỏi những rủi ro có thể dự phòng trước được. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng silicone có độ nhạy cao hơn cả khi đưa silicone vào trong cơ thể, điều này cho thấy bạn nên xét nghiệm phản ứng dị ứng với silicone trước khi đưa chúng vào cơ thể bạn.

I. Silicon là gì?

Khi chúng ta nghĩ về silicone, chúng ta thường hiểu nhầm là silicon, nhưng thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Silicon là yếu tố phổ biến thứ hai trên vỏ trái đất và có nguyên tử và trọng lượng lần lượt là 14 và 28.086. Ở cơ thể người, silicon đóng vai trò quan trọng cấu thành hệ xương và các liên kết chéo cho các glycoprotein. Ở ngoài môi trường silicon là thành phần của thuỷ tinh, cát, đất sét, và thép. Silicon hiếm khi được tìm thấy ở dạng tự do. Mặc dù silicon và carbon có nhiều đặc tính hoá học tương tự, bao gồm cả khả năng trùng hợp, silicon hình thành liên kết cộng hoá trị một cách tự nhiên chỉ với oxy, chứ không phải với chính nó. Tuy nhiên, các phức hợp chứa liên kết cacbon và silicon hoặc silicone có thể được tổng hợp và tương tự như các vật liệu hữu cơ từ góc độ sinh học và hoá học.

Thuật ngữ silicone dùng để chỉ một họ các polyme được tổng hợp từ quá trình đốt nóng silicon dioxide( SiO2) với sự có mặt của cacbon. Tiếp theo silicon được phản ứng với methylclorua, quá trình này dẫn tới kết quả hình thành methylchloro-silanes. Sau khi thuỷ phân các tiền chất polymer trọng lượng phân tử thấp được hình thành, những polymer ban đầu được phản ứng với chất xúc tác để tạo thành các polydimethylsiloxane trọng lượng phân tử cao. Các polyme vô cơ này có đặc tính đàn hồi và tổn tại ở dạng lỏng, gel và rắn tuỳ thuộc vào độ dài chuỗi polyme và mức độ liên kết chéo giữa chúng.

Silicone trong y tế lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thể giới lần II, khi silicone được sử dụng để bôi trơn bơm tiêm thuỷ tinh. Ngày nay, silicone được ứng dụng nhiều hơn trong y tế bao gồm lọc máu và cộng nghệ bắc cầu trong tim mạch, phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ. Ví dụ silicone được sử dụng rộng rãi trong các bộ phận giả để điều chỉnh các biến dạng bàn tay và để tái tạo hoặc nâng ngực. Kỹ thuật tái tại hoặc nâng ngực ban đầu được thực hiện bằng nước muối hoặc dầu silicone, tuy nhiên ngày nay các kỹ thuật này được thay thế bằng silicone dạng gel. Quy trình sản xuất gel này được kiểm soát rất chặt chẽ, phải vượt qua một số thử nghiệm kiểm soát chất lượng bao gồm đo các kim loại nặng và các hợp chất dễ bay hơi. 

II. Thực trạng hiện tại của việc đặt túi ngực bằng silicone như thế nào?

Ước tính khoảng 1 đến 2 triệu phụ nữ được đặt túi ngực và 300.000 phụ nữ được đặt mới mỗi năm tại Mỹ (2016). Kể từ khi Cronin và Gerow phát triển bộ cấy silicone đầu tiên vào năm 1961(Maxell và Gabriel 2009), độ an toàn, và độ bền của bộ cấy ghép được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các báo cáo đang được đưa ra chủ yếu tại Châu Á và  Nam Mỹ về việc đặt túi ngực silicone ngày một tăng lên.

Do đó, đã có những tranh cãi về tác động của việc đặt túi ngực silicone liên quan tới các bệnh mô liên kết tăng tinh và các phản ứng dị ứng được quan sát ở những bệnh nhân được đặt túi ngực silicone. Một số nhóm y tế tin rằng bằng chứng khoa học hiện có liên quan đến những rối loạn miễn dịch và bệnh hệ thống do silicone còn yếu. Một số tổ chức y tế uy tín như Hội khớp học Mỹ, Hội những nhà lâm sàng Mỹ tin rằng lợi ích của việc cấy ghép chưa được đánh giá một cách đầy đủ.

Rõ ràng rằng, việc đặt túi ngực silicone vẫn sẽ được tiến hành rộng rãi cho tất cả phụ nữ, nhưng nên được tiến hành xét nghiệm trước để xác định những người này có nguy cơ phản ứng dị ứng với silicone. Và một nghiên cứu rất sâu về HLA có liên quan tới phản ứng dị ứng silicone đã được tiến hành. Ngoài rả, những phụ nữ bị thiếu hụt một số thành phần sinh hoá hoặc hệ miễn dịch quá mẫn do tiếp xúc lâu dài với các kháng nguyên hoặc chất độc ngoại lai có thể dễ xảy ra phản ứng dị ứng chậm với silicone. Những phụ nữ này cần được xác định và hiện có đủ phương tiện chẩn đoán để làm việc đó.

III. Biểu hiện lâm sàng của dị ứng silicone

Silicone được coi là chất trơ trong nhiều năm, ngay cả khi có các báo cáo về ca lâm sàng cho thấy không phải vậy. Những báo cáo ban đầu chủ yếu liên quan tới những trường hợp cấu ghép tay hoặc chân giả tại Mỹ. Trên thực tế, dựa trên dữ liệu trong quá khứ và hiện tại, có vẻ như khoảng 25% các bộ phân giả của tay gây ra các phản ứng miễn dịch liên quan tới silicone. Tuy nhiên, đặt túi ngực bằng silicone là nguyên nhân hàng đầu của các khiếu nại liên quan tới silicone. Khiếu lại cụ thể bao gồm sưng khớp, cứng khớp buổi sáng, mệt mỏi buổi chiều, đau khớp và tay, khó chịu ở ngực, nổi hạch và xơ cứng da. Ít gặp hơn là rụng tóc, khô mắt và miệng, sốt kéo dài, hiên tượng Raynaud, và các triệu chứng thần kinh cũng được báo cáo. Ngày nay, một số bệnh nhân đặt túi ngực silicone đã được chẩn đoán bệnh tự miễn.

Nếu bạn có kế hoạch đặt túi ngực silicone? Vậy cách tốt nhất là bạn nên được bác sỹ chuyên khoa dị ứng đánh giá tình trạng dị ứng với silicone của bạn nếu có. Sự an toàn đem đến cho bạn sự thoải mái hơn rủi ro, đặc biệt là sẽ có những rủi ro không thể sửa chữa.

  •  U hạt silicone: Tiêm silicone với mục đích làm đẹp đã và đang là xu thế của nhân loại, silicone được chỉ định tiêm làm đầy một số vùng mô mềm của cơ thể như mặt, môi, mông, chân và dương vật.

Đặt túi ngực bằng silicone đã được báo cáo có thể tác động tới hệ miễn dịch và gây ra các bệnh tự miễn và rối loạn mô liên kết trong các chuỗi ca lâm sàng trên thế giới. Silicone không gây ung thư, không thể phân huỷ, ổn định ở nhiệt độ phòng và chống lại sự phát triển của vi khuẩn, khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho việc sử dụng làm đẹp. Tuy nhiên, đã có những báo cáo về tác dụng phụ có thể gây tác động ngay hoặc lâu dài tới cơ thể người được tiêm. Một trong những biến chứng đó là gây ra tình trạng u hat silicone sau tiêm. Bản thân silicone là chất kỵ nước và khi được tiêm vào cơ thể sẽ phân tán trong lớp hạ bì dưới dạng các giọt có xu hướng thu hút các đại thực bào và tế bào khổng lồ bao quanh nó. Sự xuất hiện u hạt silicone có thể ở bất kỳ vị trí nào sau từ vài tháng tới vài năm sau tiêm silicone. Điều đáng lo ngại là silicone là chất làm đầy vĩnh viễn, không có khả năng phân huỷ hay đào thải ra khỏi cơ thể, nó cũng có thể dị chuyển trong các mô xung quanh vị trí tiêm. Do đó, các biến chứng sau tiêm silicone như u hạt silicone thường gặp rất nhiều khó khăn cho việc điều trị, không có liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn silicone ra khỏi cơ thể.

  • Hội chứng bệnh tự miễn do silicone: Bệnh nhân sau khi đặt túi ngực silicone hoặc tiêm silicone xuất hiện các đặc điểm trong bảng sau (bảng 1) thì nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa dị ứng miễn dịch để chẩn đoán xác định hộ chứng bệnh tự miễn do silicone. Đã có một nghiên cứu bởi tác giả Maijers và cộng sự công bố năm 2013 nghiên cứu trên 80 phụ nữ đặt túi ngực từ năm 2012 đến 2013 cho kết quả 75% bệnh nhân có tiền sử dị ứng trước đó, sau khoảng 1 năm không có triệu chứng sau khi đặt túi ngực thì các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như mệt, đau cơ, đau khớp, cứng khớp buổi sáng gặp trên 65% bệnh nhân, bệnh nhân gặp 2 tiêu chuẩn chính theo bảng 1 là 100%, và 79% bệnh nhân gặp trên 3 đặc điểm lâm sàng điển hình. Sau khi được bác sỹ chuyên khoa tư vấn và giải thích về bệnh thì 36 trên 52 bệnh nhân giảm các triệu chứng. Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận: Hầu hết các bệnh nhân có tiền sử dị ứng từ trước, cho thấy rằng không dung nạp với silicone hoặc các chất khác trong cấy ghép có thể gây ra các triệu chứng của bệnh nhân. Các bác sỹ thẩm mỹ nên đưa bệnh nhân nghi ngờ hội chứng bệnh tự miễn do silicone tới bác sỹ chuyên khoa dị ứng miễn dịch để được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này giúp cải thiện sớm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.

Bảng 1: Đặc điểm gợi ý hội chứng bệnh tự miễn do silicone

Tiêu chuẩn chính

1

Tiếp xúc với silicone trước khi có biểu hiện lâm sàng

2

Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng điển hình sau

Đau cơ, viêm cơ hoặc yếu cơ

Đau khớp và hoặc viêm khớp

Mệt mỏi mãn tính, ngủ không ngon giấc, hoặc rối loạn giấc ngủ

Các biểu hiện thần kinh đặc biệt liên quan tới mất myeline

 

Suy giảm nhận thức, mất trí nhớ

Sốt, khô miệng

3

Cải thiện sau khi loại bỏ silicone

4

Hình ảnh sinh thiết điển hình của mô liên quan

Tiêu chuẩn phụ

1

Xuất hiện tự kháng thể hoặc kháng thể đặc hiệu với silicone

2

Các biểu hiện lâm sàng không điển hình khác (hội chứng ruột kích thích)

3

Có hệ HLA đặc hiệu ( HLA DRB1, HLA DQB1)

4

Sự phát triển của bệnh tự miễn như xơ cứng bì

Theo như tác giả Dutch của bộ tiêu chuẩn này thì thì cần ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán hội chứng bệnh tự miễn do silicone.

IV. Chẩn đoán dị ứng silicone:

Cho tới ngày nay chưa có một thử nghiệm lâm sàng nào đánh giá đầy đủ về tình trạng dị ứng chậm với silicone. Tuy nhiên, trên thế giới đã phát triển hệ thống xét nghiệm đánh giá phản ứng dị ứng chậm với silicone có tên ELISA/ACT ® LRA test.

Phản ứng dị ứng chậm với silicone được báo cáo gặp khoảng 3% dân số, điều này cho thấy tỉ lệ phản ứng với silicone thực sự đáng lo ngại nếu trước khi tiến hành đặt túi ngực mà không được đánh giá về tình trạng dị ứng.

Xét nghiệm HLA trước khi tiến hành thực hiện các thủ thuật liên quan tới silicone là một xét nghiệm tiên tiến để loại trừ nguy cơ có những phản ứng không mong muốn với silicone.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dị ứng silicone. Cho dù bạn mới chỉ có kế hoạch đặt túi ngực silicone hay bạn đã gặp vấn đề sau khi đặt túi ngực. Chúng tôi hy vọng đem lại thông tin hưu ích cho các bạn.

 

Hãy liên hệ ngay với bộ phận lễ tân để nhận thông tin tư vấn gói khám sức khỏe định kỳ:

Hotline: 0901588699 Email: pktamphuc401@gmail.com

Đăng ký khám ngay

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo Phòng khám Tâm Phúc 0901588699