Địa chỉ phòng khám:
P401 toà nhà An Bình,số 3 Trần Nguyên Đán, Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt NamTác giả: TS.BS Bùi Văn Khánh
1. Người bệnh lupus có thể mang thai không?
Câu trả lời là “ YES” , người bệnh lupus hoàn toàn có thể mang thai bình thường, tuy nhiên người bệnh nên đến bác sỹ để được tư vấn và đánh giá mức độ hoạt động cũng như tình trạng tổn thương các cơ quan của bệnh trước khi mang thai. Thêm nữa người cũng nên xác định trước tình trạng bệnh lupus có thể diễn biến xấu hơn khi mang thai, ngay cả khi đã được chuẩn bị và đánh giá cẩn trọng.
2. Người bệnh lupus cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Điều vô cùng quan trọng là người bệnh nên nói với bác sỹ ý định có thai của mình trước khi điều đó xảy ra, người tốt nhất bạn nên xin ý kiến là bác sỹ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch người sẽ theo dõi điều trị cho bạn trước, trong và sau khi mang thai.
Bác sỹ của bạn sẽ xác định và đảm bảo chắc chắn rằng không có thuốc nào bạn đang sử dụng có thể làm ảnh hưởng tới việc mang thai và thai nhi.
Một số loại thuốc vô cùng nguy hiểm cho thai nhi, chúng có thể gây quái thai và dị tật bẩm sinh nặng nề cho thai nhi như:
Mycophenolate mofetil (Cellcept). Nếu bạn đang sử dụng thuốc này bạn nên dừng lại ít nhất 1 tháng trước khi co thai, tốt nhất nên dừng lại trước 3 tháng.
Cyclophosphamide(Cytoxan-Endoxan).Nếu bạn đang sử dụng thuốc này bạn nên dừng lại ít nhất 1 tháng trước khi co thai, tốt nhất nên dừng lại trước 3 tháng.
Methotrexate .Nếu bạn đang sử dụng thuốc này bạn nên dừng lại ít nhất 1 tháng trước khi co thai, tốt nhất nên dừng lại trước 3 tháng.
Một số thuốc tương đối an toàn trong khi mang thai như
NSAIDs: nhóm thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen , aspirin, tương đối an toàn cho bệnh nhân lupus trong khi có thai
Steroids: như prednisone, methylprednisolone tương đối an toàn ở liều thấp trong khi mang thai và đây là thuốc quan trọng để kiểm soát tình trạng hoạt động của bệnh nhân lupus khi mang thai.
Azathioprine(Imurel): là thuốc tương đối an toàn trong khi mang thai, và đây là thuốc quan trọng để kiểm soát tình trạng hoạt động của bệnh nhân lupus khi mang thai.
Cuối cùng là bệnh nhân cần chuẩn bị tất cả những gì mà một bà mẹ khoẻ mạnh cần chuẩn bị.
3. Bệnh lupus ảnh hưởng thế nào tới thai nhi và em bé sau sinh?
Người bệnh lupus khi mang thai sẽ tăng các nguy cơ sau.
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi với các biểu hiện lâm sàng như phù, tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu.
Sinh non: người bệnh lupus khi mang thai dễ sinh non được xác định là sinh trước 37 tuần tuổi thai.
Đẻ trẻ nhẹ cân hơn bình thường
Thai lưu sau 10 tuần tuổi thai, đặc biệt ở những bệnh nhân lupus có kèm theo hội chứng kháng phospholipid.
Người bệnh lupus muốn mang thai an toàn và giảm các nguy cơ đối với mẹ và thai nhi cần được tư vấn bới bác sỹ chuyên khoa
4. Mang thai sẽ ảnh hưởng tới bệnh lupus như thế nào?
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh mang thai làm tăng mức độ hoạt động của bệnh. Một số triệu chứng thường xuất hiện trong khi mang thai mà người bệnh cần lưu ý như:
· Cảm giác mệt mỏi
· Sưng đau các khớp, đặc biệt các khớp ngón tay, chân
· Khó thở, đặc biệt 3 tháng cuối của thai kỳ
· Ban đỏ mặt mới xuất hiện và nặng lên.
· Phù hai chân.
5. Người bệnh lupus có thể cho con bú sữa mẹ không?
Câu trả lời là “YES”, người mẹ bị lupus hoàn toàn có thể cho con bú, tuy nhiên người bệnh cần được bác sỹ tư vấn tránh sử dụng một số loại thuốc có thể qua sữa mẹ, bởi một số thuốc có thể qua sữa mẹ và làm ảnh hưởng tới em bé.
Tuy nhiên đa số thuốc điều trị kiểm soát tình trạng hoạt động của lupus đều có thể qua sữa mẹ và không an toàn, do đó khi đó người bệnh cần gặp bác sỹ để được tư vấn cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Đôi khi người bệnh cần dừng việc cho con bú để điều trị nhằm kiểm soát sự hoạt động của bệnh.
Hãy liên hệ ngay với bộ phận lễ tân để nhận thông tin tư vấn gói khám sức khỏe định kỳ:
Hotline: 0901588699 Email: pktamphuc401@gmail.com