MÀY ĐAY MẠN TÍNH DO KÝ SINH TRÙNG

Ca lâm sàng

     Bệnh nhân nam, 7 tuổi, gia đình sống tại vùng ven biển, thức ăn yếu thích là hải sản, đặc biệt là hải sản tươi sống, tiền sử gia đình và bản thân không có gì đặc biệt. Không có tiền sử dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine. Khoảng 2 tháng nay bệnh nhân xuất hiện ngứa, nổi ban đỏ rải rác toàn thân (hình ảnh) bệnh nhân đã được khám và điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng không cải thiện, 1 tuần nay bệnh nhân vào khám tại Trung tâm Dị ứng MDLS Bệnh viện Bạch Mai, được Bs Bùi Văn Khánh trực tiếp khám và chẩn đoán ban đầu là mày đay mạn tính, sau khi được Bs Khánh khám đã cho làm xét nghiệm tìm nguyên nhân, trong đó có các xét nghiệm IgE 2500UI/ml, bạch cầu ái toan 3G/l, ELISA dương tính với giun lươn hiệu giá cao, các xét nghiệm khác cho kết quả trong giới hạn sbình thường. Sau khám lâm sàng và xét nghiệm bệnh nhân được Bs Khánh chẩn đoán là mày đay mạn tính do ký sinh trùng và được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng, kháng histamine sau 4 tuần điều trị bệnh nhân không xuất hiện ngứa và ban đỏ, bệnh nhân tiếp tục được Bs Khánh điều trị duy trì 3 tháng tiếp. Sau 3 tháng điều trị bệnh nhân được xét nghiệm lại đánh giá đáp ứng điều trị kết quả IgE giảm còn 200UI/ml, ELISA với giun lươn âm tính. Bệnh nhân được dừng thuốc sau 3 tháng điều trị. Hiện nay sau 3 tháng kết thúc điều trị bệnh nhân trong tình trạng tốt, không xuất hiện ngứa hay ban đỏ trở lại.

Bàn luận

     Mày đay mạn tính được định nghĩa là bệnh nhân có biểu hiện mày đay kéo dài trên 6 tuần. Mày đay mạn tính ảnh hưởng tới 1% dân số tại Mỹ, tỉ lệ này cũng tương tự ở các quốc gia khác. Mày đay mạn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên gặp nhiều hơn ở người lơn và phụ nữ gặp nhiều gấp 2 lần nam giới. Bệnh thường khởi phát vào lứa tuổi ngoài 50.

     Biểu hiện lâm sàng của mày đay mạn rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên đa số bệnh nhân có biểu hiện ban đỏ, ban này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ban đỏ có thể nổi gồ trên mặt da hoặc không, ban đỏ có thể biến mất sau điều trị bằng kháng histamine, corticoid hoặc không điều trị gì, ngoài ra bệnh nhân có cảm giá rất ngứa. Một số bệnh nhân có thể có kèm theo phù mạch ở môi, mi mắt…

     Xét nghiệm chẩn đoán: Ngoài những xét nghiệm tổng thể, bệnh nhân mày đay mạn tính cần được làm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm nguyên nhân như , xét nghiệm lẩy da với các dị nguyên, IgE, ANA, các marker viêm gan, kháng thể kháng tuyến giáp, vi khuẩn HP…

     Nguyên nhân của mày đay mạn tính rất khó xác định, có tới trên 50% bệnh nhân mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân, tuy nhiên có một số nguyên nhân có thể tìm được và hiệu quả điều trị rất rõ ràng ở nhóm có nguyên nhân. Một số nguyên nhân hay gặp như nhiễm ký sinh trùng, bệnh viêm gan A, C mạn tính, bệnh lý miễn dịch như bệnh lupus, bệnh lý tuyến giáp như bệnh cường giáp, viêm tuyến giáp tự miễn.

     Nhiễm ký sinh trùng là nguyên nhân khá hay gặp của bệnh nhân mày đay mạn tính tại Việt Nam, do đó những bệnh nhân mày đay mạn tính cần nên được sàng lọc xét nghiệm này sớm ngày từ lần khám đầu tiên. Mày đay mạn tính do ký sinh trùng cũng có tiên lượng rất tốt sau khi điều trị ký sinh trùng.

     Điều trị mày đay mạn tính hiện vẫn còn nhiều giới hạn cho những bệnh nhân mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân, tuy nhiên những bệnh nhân mày đay mạn tính có nguyên nhân thường đáp ứng rất tốt với điều tri.

Lời khuyên cho bệnh nhân mày đay mạn tính

·      Chế độ ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh thực phẩm tránh nhiễm các lại ký sinh trùng

·      Không tự mua thuốc uống khi bị ban đỏ hoặc ngứa

·      Nên đến cớ sở y tế có chuyên môn về dị ứng miễn dịch khám và điều trị

·      Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ và phản hồi lại đáp ứng điều trị với bác sỹ.

 

Hãy liên hệ ngay với bộ phận lễ tân để nhận thông tin tư vấn gói khám sức khỏe định kỳ:

Hotline: 0901588699 Email: pktamphuc401@gmail.com

Đăng ký khám ngay

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?

Zalo Phòng khám Tâm Phúc 0901588699